III.1. Ngôn từ kích động thù địch

Lý do xây dựng chính sách

Chúng tôi nghiêm cấm việc sử dụng ngôn từ kích động thù địch trên Hahalolo vì điều đó tạo ra môi trường đe dọa và bài trừ, đồng thời, trong một số trường hợp còn có thể thúc đẩy hành vi bạo lực trong thế giới thực.

Chính sách này bảo vệ các nhóm người cụ thể và thành viên thuộc những nhóm này dựa trên những đặc điểm được bảo vệ như chủng tộc, sắc tộc, nguồn gốc quốc gia, tình trạng nhập cư, tôn giáo, độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, nhận thức giới tính, khuynh hướng tình dục, nạn nhân của một sự kiện bạo lực lớn và người thân của họ, tình trạng khuyết tật hoặc căn bệnh nghiêm trọng.

Chúng tôi định nghĩa sự công kích là ngôn từ bạo lực hoặc xúc phạm nhân phẩm, những lời nhục mạ, kêu gọi bài trừ hoặc cô lập. Chúng tôi chia sự công kích thành ba cấp độ nghiêm trọng theo mô tả bên dưới.

Trong một số trường hợp mỗi người có thể sử dụng ngôn từ kích động thù địch của người khác nhằm mục đích nâng cao nhận thức hoặc giáo dục người khác hoặc để tự nói về mình, để truyền sức mạnh tinh thần. Tuy nhiên mọi người cần phải thể hiện rõ mục đích này một cách rõ ràng nếu không chúng tôi có thể xóa nội dung.

Bên cạnh đó, mọi người có thể viết bình luận hài hước và mang tính xã hội liên quan đến các chủ đề này. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng khi sử dụng danh tính thật, mọi người sẽ có trách nhiệm hơn khi chia sẻ loại bình luận này.

Không được đăng:

Sự công kích cấp độ 1:

Nội dung công kích nhằm vào một người hoặc một nhóm người có cùng một trong các đặc điểm đã liệt kê ở trên hoặc tình trạng nhập cư (bao gồm tất cả các đặc điểm đã nêu, trừ những người được mô tả là đã phạm tội bạo lực hoặc phạm tội tình dục), trong đó công kích được định nghĩa là:

  1. Lời nói hoặc thái độ ủng hộ/khuyến khích bạo lực (dưới dạng văn bản hoặc hình ảnh);
  2. Phỉ báng nhân cách, xúc phạm nhân phẩm của các cá nhân hoặc nhóm người (dưới dạng văn bản hoặc hình ảnh), chẳng hạn như liên tưởng hoặc so sánh với:
    • Sâu bọ;
    • Động vật bị nhìn nhận về mặt văn hóa là thấp kém về trí tuệ hoặc thể chất;
    • Rác rưởi, vi khuẩn, bệnh và phân;
    • Kẻ lạm dụng tình dục;
    • Không phải con người;
    • Tội phạm về bạo lực và tình dục;
    • Các loại tội phạm khác (bao gồm nhưng không giới hạn ở “trộm cắp”, “cướp giật…).
  3. Chế nhạo khái niệm, sự kiện hoặc nạn nhân của tội ác thù hận ngay cả khi không có người thực nào được mô tả trong một hình ảnh;
  4. Khẳng định sự vượt trội của một nhóm người nào đó so với các nhóm có bất kỳ đặc điểm nào nêu trên để biện hộ cho hành vi bạo lực, phân biệt đối xử, cô lập hoặc loại trừ.
  5. Tuyên bố rằng cá nhân hoặc nhóm người nào đó mắc bệnh, khiếm khuyết hoặc yếu kém về thể chất hoặc tinh thần dựa trên bất kỳ đặc điểm nào nêu trên. Điều này bao gồm việc tuyên bố rằng một nhóm người này không bằng một nhóm khác, gọi họ là kém thông minh hơn, năng lực kém hơn, hoặc tàn phế.

Sự công kích cấp độ 2:

Nội dung công kích nhằm vào một người hoặc một nhóm người có cùng một trong các đặc điểm đã liệt kê ở trên, trong đó công kích được định nghĩa là:

  1. Các phát ngôn hoặc hình ảnh cho thấy rõ sự nhục mạ khiếm khuyết về thể chất, tinh thần hoặc đạo đức của một người hoặc một nhóm người:
    • Về thể chất (bao gồm nhưng không giới hạn ở “dị dạng”, “không phát triển”, “gớm ghiếc”, “bẩn thỉu”, “hôi thối",…);
    • Về tinh thần (bao gồm nhưng không giới hạn ở “chậm phát triển”, “đần độn”, “vô học”, “dốt nát”, “ngu ngốc”, “thiểu năng”, “mất trí”,...);
    • Về đạo đức (bao gồm nhưng không giới hạn ở “lẳng lơ”, “giả tạo”, “rẻ tiền”, “con đĩ”,…).
  2. Lời lẽ thể hiện sự khinh miệt, chửi rủa hoặc hình ảnh mang ý nghĩa tương đương, bao gồm (nhưng không giới hạn ở “gớm ghiếc”, “hèn hạ”, “kinh tởm”, “mắc ói”, “đồ chó cái”,...)
  3. Lời lẽ thể hiện sự xua đuổi, bao gồm nhưng không giới hạn ở sự “không tôn trọng”, “không thích”, “không quan tâm”...

Sự công kích cấp độ 3:

Nội dung nhằm vào một người hoặc một nhóm người dựa trên (các) đặc điểm được bảo vệ và có bất kỳ yếu tố nào sau đây:

  1. Hành vi cô lập/bài trừ dưới dạng lời kêu gọi hành động, tuyên bố thể hiện ý định, mong muốn hoặc điều kiện hay tuyên bố tán thành/ủng hộ hành vi cô lập/bài trừ;
  2. Hành vi bài trừ rõ ràng, nghĩa là những hoạt động như trục xuất các nhóm nhất định hoặc phủ nhận quyền được tham gia liên quan đến: hoạt động chính trị, tiếp cận các lợi ích kinh tế, tiếp cận không gian (cả ngoài đời lẫn trên mạng) và dịch vụ xã hội;
  3. Hành vi kêu gọi chinh phục hoặc thống trị đối với cá nhân hoặc nhóm người dựa trên bất kỳ đặc điểm nào nêu trên.

Nội dung mô tả hoặc nhắm vào mọi người một cách tiêu cực thông qua những lời phỉ báng (được định nghĩa là những lời lẽ vốn mang tính xúc phạm và dùng để lăng mạ các đặc điểm nêu ở trên).

Bài viết này có hữu ích không?
0 trên 0 thấy hữu ích
Có thêm câu hỏi? Gửi yêu cầu